Trong bóng đá, tấn công và phòng thủ luôn luôn song hành với nhau. Trong khi phòng thủ là việc cản phá những đường tấn công của đối thủ, thì đường truyền phát động tấn công (Progressive pass) lại là hành động đẩy cao đội hình nhằm uy hiếp khung thành đối phương
Những đường truyền phát động tấn công là minh chứng cho sự hiệu quả của một đội bóng. Khả năng tấn công càng mạnh, càng mắc ít sai lầm có nghĩa là đội bóng đó phối hợp càng nhuần nhuyễn với nhau
Những điều kiện để một đường truyền được coi là tấn công
Một đường truyền được coi là tấn công khi đường truyền đó tiến gần về phía khung thành đối phương hơn và khoảng cách giữa điểm bắt đầu và điểm chạm bóng tiếp theo cách nhau một khoảng cách tối thiểu tuỳ thuộc vào vị trí đường truyền, cụ thể là :
- Khoảng cách giữa điểm bắt đầu và điểm chạm bóng tiếp theo cách nhau 30m khi vị trí đường truyền nằm ở phía nửa sân đội mình
- Khoảng cách giữa điểm bắt đầu và điểm chạm bóng tiếp theo cách nhau 15m khi vị trí đường truyền nằm ở phần giữa sân
- Khoảng cách giữa điểm bắt đầu và điểm chạm bóng tiếp theo cách nhau 10m khi vị trí đường truyền nằm ở phía nửa sân đối thủ
Nói tóm lại, nếu một cầu thủ truyền một cú bóng cho đồng đội, vị trí của điểm nhận bóng gần khung thành đối phương hơn vị trí của điểm nhận bóng và khoảng cách của điểm truyền bóng và điểm nhận bóng cách nhau một đoạn tối thiểu tuỳ thuộc vào vị trí của điểm truyền và điểm nhận thì được gọi là đường truyền phát động tấn công (Progressive pass)
Khi một đồng đội đón được bóng từ một đường truyền tấn công, đường truyền tấn công đó được tính là thành công và dĩ nhiên, đường truyền tấn công của một đội càng nhiều có nghĩa là đội bóng đó đang tấn công càng hiệu quả
Và đó là những điều cơ bản về một đường truyền tấn công, đây không phải là một khái niệm phức tạp , song để hiểu thực sự đúng thì chúng ta cần tìm hiểu thật kĩ